Cách làm xôi ngũ sắc cực đơn giản
Xôi ngũ sắc – món ăn tinh túy của người Tày được tạo nên bởi những hạt nếp dẻo thơm, cùng với 5 màu sắc vô cùng bắt mắt. Là món ăn đã khuấy đảo cộng đồng mạng trong thời gian gần đây, ai cũng muốn tự tay làm món này để dâng lên ban thờ tổ tiên vào những ngày mùng 1, rằm hoặc lễ, tết. Vậy món xôi ngũ sắc có khó làm không? Cách làm như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của 2007seagames nhé!
Contents
Xôi ngũ sắc – đặc sản nổi tiếng của dân tộc Tày
Tày là một trong 54 dân tộc của người Việt Nam, sống hầu hết ở các vùng núi cao. Họ sở hữu những ngôn ngữ và chữ viết riêng. Các phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa cũng có đôi phần khác lạ so với người Kinh và so với cá dân tộc khác. Những nét đặc sắc văn hóa của dân tộc Tày không chỉ thể hiện ở qua những bài ca, tiếng hát, ngôn ngữ,… mà họ còn thể hiện qua những nét ấm thực văn hóa. Trong đó, xôi ngũ sắc là món ăn nổi bật của người dân tộc Tày.
Xôi ngũ sắc là loại xôi được nấu lên bằng những hạt nếp thơm dẻo và được tạo nên từ 5 màu sắc khác nhau: trắng, xanh, tím, vàng, đỏ; do đó món xôi này được gọi là “Xôi ngũ sắc”.
Đặc biệt hơn, xôi ngũ sắc còn mang ý nghĩa của đất trời, là biểu tượng của ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ và thường được nấu vào các ngày cúng giỗ, lễ tết, cưới hỏi, rằm,…. với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt.
Thêm một điểm đặc biệt làm nên món ăn đặc sắc này của người Tày là màu xôi được làm hoàn toàn tự nhiên từ lá cây rừng. Tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế, người Tày sẽ tạo ra 5 màu sắc khác nhau để mang lại đĩa xôi cực kì bắt mắt. Bên cạnh đó, hương thơm của nếp rừng quện với mùi hương của lá cây rừng đã mang lại đĩa xôi rất thơm ngon và hấp dẫn.
Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc bao gồm: gạo nếp thơm dẻo, gạt đều không lẩn tẻ trộn đều cùng các loại lá cây rừng để nhuộm màu. Tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu sắc khác nhau, tạo ra món xôi không chỉ độc đáo về hình thức mà còn mang hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
Chính vì thế mà xôi ngũ sắc có mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, khác hẳn so với các loại xôi thông thường khác mà chỉ có nguời Tày mới làm ra được.
Bật mí cách làm xôi ngũ sắc thơm ngon, hấp dẫn
Dưới đây là các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho đĩa xôi ngũ sắc. Và cách làm cực kỳ đơn giản, ai cũng có thể thực hiện:
Nguyên liệu
- 1,5kg gạo nếp
- 1 bó lá cẩm (tạo màu tím)
- 1 bó lá dứa (tạo màu xanh)
- 1/2 quả gấc (tạo màu đỏ)
- 100g nghệ tươi (tạo màu vàng)
- 5 thìa cà phê muối
- Rượu trắng
- 3 thìa cà phê đường
- 3 thìa canh nước cốt dừa
Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Vo sạch gạo nếp, ngâm qua đêm với nước lạnh. Sau đó chia thành 5 phần để chuẩn bị tạo màu.
- Rửa sạch các loại lá dứa (lá nếp), lá cẩm.
- Rửa sạch nghệ, bỏ vỏ và giã nhuyễn.
Bước 2: Làm nước tạo màu
- Màu vàng: Đổ 1 lít nước lọc vào phần nghệ tươi đã giã nhuyễn. Lọc lấy nước và bỏ bã đi.
- Màu tím: Lá cẩm đem cắt khúc, đun sôi với 1 lít nước lọc trong 10 phút. Lọc lấy nước lá cẩm và bỏ lá đi.
- Màu xanh: Lá dứa cắt khúc, bỏ vào máy xay xay nhuyễn với 1 lít nước lọc. Sau khi xay đổ ra túi lọc, bóp lấy nước cốt rồi bỏ bã đi.
- Màu cam: Đổ gấc vào bát, thêm 1 chút rượu trắng, dùng tay bóp thật kỹ cho đến khi phần thịt gấc tách ra khỏi hạt, bỏ hạt đi. Lưu ý, nên đeo găng tay để màu gấc không dính vào tay.
Bước 3: Tạo màu cho xôi
- Chia gạo nếp đã ngâm thành 5 phần.
- 3 âu nước màu ((nước lá cẩm, nước lá dứa, nước nghệ) cho thêm 1 thìa canh nước cốt dừa, 1 thìa cà phê đường và 1 thìa cà phê muối. Đổ 3 phần gạo vào 3 âu nước màu đã chuẩn bị, ngâm trong 3 giờ.
- Trộn 1 phần gạo với thịt gấc, thêm 1 thìa cà phê muối, trộn đều lên để tạo xôi màu cam.
- Phần gạo trắng còn lại cũng thêm 1 thìa muối và trộn đều lên.
Bước 4. Đồ xôi
- Chuẩn bị xửng hấp lớn. Chia gạo nếp thành từng phần theo màu. Bật lửa lớn để hạt nếp được chín đều.
- Phần nước hấp có thể dùng nước dừa hoặc nước lá dứa để xôi được thơm hơn.
- Sau 30 phút, dùng đũa xới tơi để kiểm tra. Nếu hạt nếp có vẻ khô thì rưới thêm chút nước. Tiếp tục hấp cho tới khi nếp chín mềm, thơm thì tắt bếp, bắc nồi xuống.
- Ủ xôi trong 5 – 10 phút để hạt nếp bung ra, chín mềm hơn.
Lưu ý khi làm xôi ngũ sắc
- Nếu bạn làm nhiều hơn định lượng xôi trong bài viết thì nên đồ xôi theo từng xửng riêng để không bị lẫn.
- Nếu bạn có xửng đồ xôi lớn thì có thể đổ cả 5 loại để dồ trong 1 lần.
- Khi thấy xôi bị khô, có thể rưới chút nước lên, nếu bạn rưới nước cốt dừa thì càng ngon nhé.
Trên đây là cách làm xôi ngũ sắc mà chúng tôi muốn giới thiệu đến cho bạn. Khá là dễ thực hiện đúng không nào? Chỉ cần một chút khéo léo, là bạn đã có 1 đĩa xôi đầy màu sắc rồi đấy! Chúc các bạn thành công.